Top 7 cách quản lý nhân viên cứng đầu khôn khéo, hiệu quả nhất

Top 7 cách quản lý nhân viên cứng đầu khôn khéo, hiệu quả nhất

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng có những nhân viên ưu tú và các nhân viên làm việc chưa hiệu quả. Việc tìm kiếm cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả là điều nhiều nhà quản trị quan tâm. Dưới đây là 7 cách quản lý những nhân viên khó chịu mà bạn có thể tham khảo áp dụng. 


Ảnh hưởng của nhân viên cứng đầu, khó chịu 

Doanh nghiệp hoạt động có sự tồn tại của nhiều nhân viên với cá tính và năng lực riêng. Trong đó, những nhân viên cứng đầu với hành vi thiếu chuẩn mực và thái độ kém sẽ dễ dàng lan rộng gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất làm việc. Chính vì thế đơn vị cần tìm hiểu 7 cách quản lý những nhân viên khó chịu để giải quyết vấn đề này.

Nhân viên cứng đầu là tác nhân tạo ra môi trường làm việc tiêu cực khiến tập thể đi xuống. Hành vi của họ có thể gây hại cho những người xung quanh, gây hại cho doanh nghiệp.

Ba kiểu nhân viên cứng đầu như sau:


  • Nhân viên không hoàn thành được nhiệm vụ công việc được giao.
  • Nhân viên có thái độ không tốt khi làm việc.
  • Nhân viên cố ý hạ thấp quyền hạn của quản lý.


Có nhiều lý do khiến nhân viên có ác cảm với công ty như thiếu động lực, giao tiếp kém, không đủ trình độ. Họ thiếu các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả, hay thất vọng về chế độ công ty, thiếu cơ hội thăng tiến…


7 cách quản lý những nhân viên khó chịu dành cho nhà quản trị

Để quản lý những nhân viên cứng đầu, khó chịu trong doanh nghiệp thì nhà quản lý có thể áp dụng những biện pháp như sau:


Giữ thái độ bình tĩnh trước mọi vấn đề

Nhà quản trị không được để cảm xúc nóng giận lấn át suy nghĩ và hành động trước nhân viên cứng đầu. Bởi những nhân viên này có cái tôi lớn nhưng dễ bị tổn thương. Do đó, người quản trị cần giữ thái độ bình tĩnh, bày tỏ thiện chí để cùng hỗ trợ phát triển.

Không nên la mắng hay tức giận trước đối tượng này bởi sẽ khiến nhân viên thiếu tôn trọng bạn. Bạn cần suy nghĩ thấu đáo và bình tĩnh để giải quyết vấn đề tốt hơn.


cãi nhau trong công việc


Hãy cởi mở với nhân viên để phản hồi

Thực lực kém của nhân viên cũng là nguyên nhân tác động đến thái độ, cách hành cử của họ. Do vậy nhà quản lý phải cởi mở để nhận phản hồi, tạo một không gian an toàn để họ bày tỏ ý kiến. 

Ngoài ra, bạn nên lắng nghe câu chuyện từ phía nhân viên mà không có thành kiến về điều đó. Khi nhân viên cảm thấy mình được lắng nghe thì họ thường có xu hướng nhanh chóng thay đổi hành vi và thái độ làm việc.


Làm bạn với nhân viên cứng đầu

Một trong 7 cách quản lý những nhân viên khó chịu tiếp theo là làm bạn với họ. Nếu không, họ sẽ khó có thể thấu hiểu đồng nghiệp để cùng nâng cao hiệu quả làm việc.

Bạn cần hiểu được tâm tư, suy nghĩ để đưa ra lời khuyên cho nhân viên cứng đầu của mình. Bằng cách quan tâm họ, bạn sẽ giúp những nhân viên này hoàn thiện bản thân và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.


thân thiết đồng nghiệp


Tôn trọng nhân viên cấp dưới  

Nhân viên cứng đầu vẫn là một người đồng hành cùng với doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Do đó, nhà quản trị cần tôn trọng họ, không phân biệt cấp bậc đồng thời đảm bảo sự công bằng tối đa.

Bạn không nên phê bình hay chỉ trích nhân viên cứng đầu trước mặt nhân viên khác. Bạn có thể trao đổi riêng một cách kín đáo để thể hiện bạn tôn trọng nhân viên của mình.


Có chế độ thưởng phạt minh bạch

Doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách thưởng phạt công bằng, rõ ràng đối với nhân viên. Đây là biện pháp đánh thẳng vào kinh tế để bất cứ nhân viên nào cũng cần tuân thủ. Không ai muốn bị cắt giảm lương, tiền thưởng chỉ vì những sai phạm nhỏ nhặt của mình. 


thưởng nhân viên


Giải quyết vấn đề khéo léo nhưng thẳng thắn

Đối với nhà quản lý cần thẳng thắn và khéo léo trong các vấn đề khi trao đổi với nhân viên cứng đầu. Trong quá trình trao đổi thì bạn cũng nên chỉ rõ những lỗi sai của họ và đưa ra giải pháp tối ưu để cải thiện.

Đừng nên im lặng mặc kệ nhân viên vi phạm lỗi sai rồi sa thải họ luôn. Bởi điều này cũng khiến các nhân viên khác mất đi niềm tin vào doanh nghiệp.


Thái độ mềm mỏng và cứng rắn đúng lúc

Lưu ý khi quản lý những nhân viên khó chịu, nhà quản trị cần có sự linh hoạt và khả năng ứng biến. Đối với trường hợp lần đầu phạm lỗi hay mắc lỗi quy định đơn giản thì bạn chỉ nên nhắc nhở họ sửa sai. Còn đối với trường hợp thường xuyên phạm lỗi mà không có ý sửa đổi sẽ cần đến các biện pháp mạnh.

Nhà quản lý có thể rút ngắn khoảng cách với nhân viên nhưng không để họ đi quá giới hạn cho phép. Khi bạn đã cho họ nhiều cơ hội nhưng vẫn không chịu sửa đổi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc thì nên sa thải.


Trên đây là 7 cách quản lý những nhân viên khó chịu hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Là nhà quản trị, bạn cũng cần có sự gương mẫu tuân thủ quy định để có thể quản lý nhân viên của mình. Đừng quên tham gia cộng đồng VietGigs để có thêm nhiều kiến thức mới bạn nhé!

https://vietgigs.vn/blog/cach-quan-ly-nhan-vien-cung-dau

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm freelancer trên điện thoại: Những công việc giúp bạn "kiếm chác" thêm chỉ với chiếc smartphone

Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture) là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa sáng tạo